Những ngày qua, ở Hà Nội không khí Ô nhiễm trầm trọng, chủ yếu do khói bụi từ các nhà máy, công trình xây dựng và xe cộ.v.v.. .Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe các bé nhỏ và những người già.
Chính vì thế, để điều hòa và thanh lọc không khí chúng ta nên sử dụng cây xanh, cây cảnh khắp mọi nơi, đặc biệt các khu văn phòng, nhà ở là những nơi không thể thiếu được.
Top 15 cây cảnh văn phòng chiêu tài lộc may mắn phong thủy
1. Cây Kim Tiền.
– Cây kim tiền có tên tiếng Anh là Aroid Palm, Arum Fern, tên khoa học gọi là Zamioculcas zamiifolia.
– Cây kim tiền còn có tên gọi khác là ” Cây Kim Phát Tài”
– Cây kim tiền thường được trồng, cũng như bán có 3 loại kính thước như sau:
Giá bán cây chi tiết tại => Cây Kim Tiền hoặc Liên hệ: 07 99 123 666 ( có Zalo)
+ Cây kim tiền để bàn: Chiều cao từ 25cm đến 50cm ( chiều cao đã bao gồm cây, chậu), đường kính chậu 10cm đến 25cm.
+ Cây kim tiền to vừa: Chiều cao từ 80cm đến 1m ( chiều cao đã bao gồm cây, chậu), đường kính chậu 32 đến 36cm.
+ Cây kim tiền to: Chiều cao từ 1m-1.2m ( chiều cao đã bao gồm cây, chậu) đường kính chậu từ 40-50cm
2. Cây Thiết Mộc Lan.
– Cây thiết mộc lan có tên khác là ” Cây Phát Tài ” thuộc dòng cây sống khỏe trong nhà. Cây ít phải chăm sóc, ít sâu bệnh, cây sống tốt ở các vị trí kém ánh sáng và có độ bền từ 2 đến 3 năm ở trong nhà nếu bạn chăm sóc tốt.
– Tên khoa học: Dracaena fragrans, thuộc họ: Dracaenaceae (Huyết dụ).
– Cây thiết mộc lan thường được trồng theo 2 loại: Thiết mộc lan ghép và thiết mộc lan gốc.
Giá bán cây chi tiết tại => Cây thiết mộc lan hoặc Liên hệ: 07 99 123 666 ( có Zalo)/
+ Cây thiết mộc lan ghép: Là loại cây được trồng bởi 3-5 đoạn khúc cắt ngắn từ 30cm đến 1m và được trồng vào chậu. Chiều cao chậu thành phẩm từ 1.5-1.7m( đã bao gồm cây, chậu). Đường kính miệng chậu từ 32cm đến 36cm.
+ Cây thiết mộc lan gốc: Là loại cây được trồng đúng duy nhất 1 gốc to vào chậu. Loại cây thiết mộc lan gốc này có nhiều kiểu dáng, loại gốc to 1 thân, gốc to 2 nhánh, gốc to 3 nhánh và gốc to nhiều nhánh. Chúng cũng được trồng vào các chậu có đường kính từ 40cm đến 60-70cm. Các bạn lưu ý chậu càng to, thân cây càng cổ thụ thì giá tiền càng cao.
3. Cây Vạn Niên Thanh.
– Cây vạn niên thanh có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena. Cây sống ưa thích ở nhiệt độ từ 25-28 độ C.
– Cây vạn niên thanh thuộc cây cảnh chủ đạo để trang trí trong nhà, văn phòng công sở, khách sạn, nhà hàng. Loại cây này luôn dễ chăm sóc và có độ bền cao trong nhà.
– Cây vạn niên thanh leo cột có đặc điểm rất dễ nhận biết, thuộc cây thân leo, các thân leo bám quanh cột có phủ lớp vải kỹ thuật.
– Cây vạn niên thanh có 3 loại, cụ thể như sau:
Giá bán cây chi tiết tại => Cây vạn niên thanh hoặc Liên hệ 07 99 123 666 ( có Zalo)/
+ Cây vạn niên thanh rủ: Chiều cao trung bình từ 20-30cm, cây thường để trên bàn làm việc hoặc trong các hộp gỗ tạo màu xanh trong văn phòng.
+ Cây vạn niên thanh thủy sinh: Chiều cao từ 20-30cm, cây được trồng trong nước dễ chăm sóc và bền.
+ Cây vạn niên thanh leo cột: Chiều cao cả cây và chậu từ 1,4-1.6m. Cây luôn có 1 cái cột để cây vạn niên thanh bám vào.
4. Cây Đại Phú Gia.
– Cây đại phú gia có tên khoa học là Aglaoocma sp thuộc họ: Araceae (Ráy). Xuất xứ: từ vùng nhiệt đới của châu Á. Cây đại phú gia sống và phát triển tốt trong bóng dâm và trong nhà, phù hợp với nhiệt đới ẩm, nhiệt độ thích hợp nhất từ 20-28 độ C.
– Cây đại phú gia thuộc cây cảnh văn phòng , cây mang dáng vẻ sang trọng, quyền quý.
– Kích thước: cây đại phú gia có chiều cao từ 1m-1,3m.
– Đặc điểm hình thái: Cây đại phú gia có tán lá hình bầu dục, lá khá to và nhìn giống lá cây chuối. Là họ hàng nhà ráy, nên thân cuống lá mập mạp và ôm sát vào thân, thân và cuống lá mọng nước. Lá của cây có màu xanh bóng dày, nổi gân lông chim. Nếu mình chăm sóc tốt cây sẽ cho hoa màu trắng….Nhìn cũng đẹp mắt.
5. Cây Bạch Mã Hoàng Tử:
– Cây bạch mã hoàng tử có tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum, cây này xuất xứ từ nhiệt đới châu Á (Philippine, Malyasia).
– Đặc điểm hình thái: Cây bạch mã hoàng từ thường có chiều cao giao động từ 50-90cm. Tán lá rộng từ 45-50cm, thân cây bạch mã màu trắng và vươn lên thẳng, gân lá màu trắng trong, cây thường được mọc theo bụi, Cây bạch mã thích nghi với bóng râm như văn phòng, nhà ở, khách sạn.v,.v….Thế nên chúng ta có thể đặt cây ở vị trí ít ánh sáng mà cây vẫn sinh trưởng tốt và có độ bền cao.
– Công dụng và ý nghĩa: Cây bạch mã không những dùng để mang lại không xanh tươi mát, mà còn làm tăng độ ẩm không khí, giúp thanh lọc và điều hòa không khí, luôn mang lại một bầu không khí trong lành và thông thoáng , mát mẻ.
6. Cây Trúc Nhật:
– Cây trúc nhật có tên khoa học là Dracaena surculosa, thuộc cây dễ sống trong văn phòng nhà ở với vị trí ít ánh sáng và ưa thích nhiệt độ 20-28 độ C.
– Đặc điểm hình thái: Cây trúc nhật thường có chiều cao từ 1.3-1.6m, Cây mọc thành từng bụi và từng khóm. Lá của cây trúc nhật mọc đối hay vòng, lá có dạng bầu dục thon gọn và mỏng. Cây trúc nhật có màu xanh sẫm, màu xanh ưa thích để trang trí vào văn phòng nhà ở.
– Công dụng và ý nghĩa: Cây trúc nhật thuộc dòng cây cảnh văn phòng thế nên ngoài mục đích dùng để trang trí văn phòng nhà ở để luôn mang lại không gian xanh tươi mát, thì còn có vai trò quan trọng đến việc điều hòa và thanh lọc không khí, khi trong nhà có cây trúc nhật bạn sẽ nhận được không gian thông thoáng, mát mẻ và dễ chịu hẳn đi. Ngoài ra khi các bạn làm việc bên máy tính liên tục và cảm thấy mắt khó chịu, thì những lúc này bạn nên nhìn vào cây trúc nhật sẽ giúp bạn mắt thoải mái hơn và dễ chịu hơn.
7. Cây Lưỡi Hổ:
– Cây lưỡi hổ có tên khoa học là: Sansevieria trifasciata, cây có độ bền cao trong văn phòng nhà ở, bởi cây này sống rất tốt và có độ bền cao trong các môi trường như điều hòa, ánh sáng ít, thậm chí cây này luôn sống tốt ở những nơi có sáng tối om.
– Đặc điểm hình thái: Cây lưỡi hổ thuộc loại thân đứng, thân mọng nước, cây được mọc thẳng đứng từ gốc lên và có hình thù như lưỡi kiếm. Chiều cao cây có 2 loại cây lưỡi hổ để bàn cao 30-40cm, cây lưỡi hổ văn phòng cao 70cm đến 1m, lá cây cứng và dày, lá cây màu xanh đậm hoặc màu xanh nõn chuối, hai bên viền lá có 2 dải màu vàng kéo dài từ gốc lên ngọn cây.
– Công dụng và ý nghĩa: Cây lưỡi hổ ngoài dùng để trang trí nhà cửa tạo không gian sống tươi mát, trong lành thì còn có những ý nghĩa về tầm linh như đuổi ma quỷ, trừ tà, chống lại những điều đen tối nó thể hiện sự quyết tâm thành công, tiến lên, ý chí chiến đấy mang lại tài lộc và an cư thịnh vượng cho bạn . Cây lưỡi hổ còn tác dụng chữa trị nhiều bệnh như ho, khản tiếng, viêm họng, viêm tai giữa v.v…
– Ý nghĩa phong thủy: Cây lưỡi hổ ngoài tác dụng cải thiện sức khỏe và làm làm đẹp không gian sống thì có vai trò quan trọng đến phong thủy, Theo các nước Phương Đông cây lưỡi hổ mang ý nghĩa sức mạnh đỉnh của chúa sơn lâm, ở Thổ Nhĩ Kỳ cây này được tượng tưng cho cây bảo vệ gia đình tránh khỏi những nguy hiểm xấu xa.
8. Cây Trúc Mây:
– Tên khoa học: Cây trúc mây có tên khoa học là: Rhapis excelsa, tên tiếng Anh và thương mại là Lady palm. Thuộc họ: Arecaceae – Cau.
– Đặc điểm chung: Cây trúc mây thuộc cây thân bụi, Cây trúc mây trồng trong văn phòng thường có chiều từ 1.3m-1.6m, cây này khi trưởng thành thân nhẵn có nhiều đốt đều đặn như thân cây tre và bóng mượt. Lá cây trúc thuộc loại lá kép giống chân vịt, phần lá này thường chia thành 5 đến 10 lá phụ dạng dải, đầu nguyên hoặc chia 2 thùy nông màu xanh bóng đậm.
– Công dụng và ý nghĩa: Cây luôn mang lại không gian xanh và thanh lọc không khí, giúp cho bạn có một không gian xanh mát. Ngoài ra cây còn đại diện cho một sức sống mạnh mẽ và những may mắn trong cuộc sống.
9. Cây Hoàng Hậu ( Cây lan tuyết ):
– Tên khoa học: Cây hoàng hậu còn có tên gọi khác là cây Lan Tuyết và có tên khoa học là Aglaonema, cây thuộc họ nhà ráy. Cây có nguồn gốc ở Châu Á (nhiệt đới).
– Cây hoàng hậu thuộc cây dễ sống và dễ trồng trong văn phòng hoặc nhà ở. Cây thích nghi với nhiệt độ từ 20-28độ C . những nơi mát mẻ, thông thoáng và có ánh sáng.
– Đặc điểm chung: Cây hoàng hậu thuộc họ ráy, cây sống thành bụi thành khóm, cây hoàng hậu để trên bàn hoặc kệ có chiều cao từ 30-40cm, cây hoàng hậu loại to có chiều cao từ 70cm đến 1m. Lá cây hình bầu dục và nhọn 2 đầu, phần phiến lá có màu xanh đậm, xuang quang khu vực gân chính của lá có màu xanh nhạt.Thân cây gỗ có đốt, phân nhánh dưới gốc tạo thành bụi nhỏ. Cây khoẻ, có dáng thẳng, lá đẹp, cứng cáp.
– Công dụng và ý nghĩa: Cây hoàng hậu có tác dụng thanh lọc và điều hòa không khí, Cây rất phù hợp để trang trí vào văn phòng công sở hoặc nhà ở luôn mang lại màu xanh cũng như đem lại may mắn và phát tài phát lộc.
10. Cây Ngọc Ngân:
– Tên khoa học: Cây ngọc ngân có tên khoa học là Dieffenbachia picta, thuộc họ thực vật Araceae (Ráy) hay còn có tên gọi khác là cây Valentine.
– Cây thường để trang trí trên bàn, hoặc trên kệ, tủ hồ sơ.v.v. Cây sống thích nghi trong văn phòng hoặc nhà ở và những vị trí có ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây ngọc ngân sống từ 18-28độ C.
– Đặc điểm chung: Cây ngọc ngân thường có chiều cao từ 30-40cm. Cây ngọc ngân có lá khá nổi bật, sự kết hợp những điểm xanh, trắng hài hòa tạo nên sự thu hút người xem cây. Cây sống khỏe và dễ chăm sóc khi kê đặt trong văn phòng nhà ở.
– Công dụng và ý nghĩa: Cây ngọc ngân còn được gọi là cây Valentine, như tên gọi của cây luôn mang lại tình cảm, tình yêu chân thành và sự lãng mạn trong tình yêu đôi lứa. Trong văn phòng công ở hoặc nhà ở thì cây ngọc ngân luôn mang lại may mắn, tài tài và ngân lượng cho bạn nào sử dụng cây.
11. Cây Phú Quý:
– Tên khoa học: Cây phú quý có tên khoa học là Aglaonema hybrid, là thực vật trong họ Ráy (Araceae).
– Đặc điểm chung: Cây phú quý có chiều cao từ 30cm đến 40cm. Thuộc dạng cây rễ chùm và được mọc thành từng khóm, thân được tạo thành từ các bẹ lá, cuống lá màu trắng hồng, Cây phú quý có lá mềm mỏng, viền lá có màu hồng đỏ, bên trong có màu xanh kết hợp pha chút vàng và gân lá màu hồng nhạt. Tạo điểm nhấn và thu hút người xem.
– Công dụng và ý nghĩa: Như loại cây cảnh văn phòng khác, cây phú quý dùng để trang trí vào văn phòng làm việc với mục đính đem lại không gian ấm cúng, dễ chịu và trong lành hơn. Trong phong thủy cây phú quý luôn đem lại may mắn, phát tài phát lộc cho gia chủ và có ý nghĩa quan trọng về sự giàu sang, ý thức cầu tiến trong cuộc sống.
12. Cây Thịnh Vượng ( Cây Cung Điện):
– Tên khoa học: cây thịnh vượng có tên khoa học là Aglaonema hybrid legacy, thuộc họ Araceae và có nguồn gốc từ Thái lan.
– Đặc điểm chung: Cây thịnh vượng còn gọi là cây cung điện, Cây thường có chiều cao từ 25cm đến 40cm. Thuộc cây cảnh để trên bàn làm việc, Cây có bộ rễ chùm và màu trăng ngà, nên có thể dùng làm cây thủy sinh, lá cây có sự kết hợp của nhiều màu sắc như xanh, vàng, hồng.v.v. Tạo nên điểm nhấn và thu hút người xem.
– Công dụng và ý nghĩa: Cây thịnh vượng thường dùng để trang trí trên bàn làm việc, phòng khách, bàn lễ tân với mục đích tô điểm thêm không gian của mình đẹp hơn, sang trọng hơn, quý phái hơn…Cây thịnh vượng luôn thể hiện sự may mắn thành công sung túc cả năm cho gia chủ. Hơn nữa cây còn giúp xua đuổi đi tà ma, những điều xui xẻo trong cuộc sống, cây rất hợp với người mệnh Hỏa.
13. Cây Kim Ngân :
– Tên khoa học: Cây kim ngân có tên khoa hoc là Pachia aquatica, xuất xứ từ Mexico, Brazill Nam Mỹ và đầm lầy Trung Mỹ.
– Đặc điểm chung: Cây kim ngân như chúng ta đều biết, đối với dạng để bàn thường có chiều cao từ 25-50cm, đối với cây kim ngân xoắn thường để phòng sếp, phòng khách thường có chiều cao từ 1m đến 1.7m.
– Công dụng và ý nghĩa: Cây kim ngân được xem là cây đem lại may mắn tiền tài về cho người trồng, đồng thời cây cũng mang một vẻ đẹp đơn giản, không cầu kỳ nhưng lại toát lên một cảm giác nhẹ nhàng khó tả đối với người trồng.
14. Cây Tiểu Hồng Môn :
– Tên khoa học: Cây tiểu hồng môn có tên khoa học là Anthurium Andreanum., Là một loại thực vật thuộc họ ráy,
– Đặc điểm chung: Cây tiểu hồng môn thuộc cây cảnh dùng để trang trí trên bàn làm việc, bàn phòng khách, trên bàn lễ tân, có chiều cao từ 35cm đến 50cm.
Cây hồng môn thuộc rễ chùm, mọc thành từng khóm, lá màu xanh sẫm và có hình trái tim, Đặc điểm nổi bật nhất của cây hồng môn như chúng ta từng thấy xuất hiện hoa màu hồng hoặc màu đỏ, Hoa của cây khá bền, đối với hoa màu đỏ khi chúng ta trang trí trong phòng nó có khả năng lên hoa lại nhiều lần…
– Công dụng và ý nghĩa: Khi trồng cây hồng môn trong nhà không những làm đẹp không gian xanh mà còn có ý nghĩa phong thủy, luôn mang lại may mắn và hạnh phúc và thăng tiến trong công việc, công việc dễ thuận buồm xuôi gió , thuận lợi trong đường công danh.
15. Cây Vạn lộc:
– Tên khoa học:Cây vạn lộc có tên kho học là Aglaonema rotundum pink. Xuất xứ: Thái Lan, Indonesia. Ngoài tên gọi này ra chúng còn được gọi với tên gọi khác là cây Thiên Phú.
– Đặc điểm chung: Cây vạn lộc thường có chiều cao từ 25-40cm, có rễ chùm, lá cây mềm, lá có sự kết hợp của nhiều màu đỏ, hồng, xanh, vàng, Hoa màu trắng, Cây dễ sống và dễ chăm sóc.
– Công dụng và ý nghĩa: Cây vạn lộc dùng để trang trí làm đẹp và thanh lọc điều hòa không khí rất tốt. Trong phong thủy cây vạn lộc mang lại phú quý, tiền tài. Màu đỏ của cây thể hiện sự thịnh vượng, tốt lành, may mắn và phát lộc. Cây hợp với người mệnh Hoả hoặc Thổ, giúp mang đến tài lộc và may mắn.
=> Mời bạn tham khảo thêm: Cho thuê cây cảnh văn phòng tiết kiệm tới 80% chi phí so với mua cây.
=> Để Nhận Được Tư Vấn Miễn Phí Và Báo Giá Chi Tiết. Xin Vui Lòng Liên Hệ Chúng Tôi:
CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH NHẬT HIẾU
ĐT: 0799 123 666 ( có Zalo )
Gmail:[email protected]
http://CayCanhNhatHieu.VN
ĐC: 43 ngõ 66A Triều Khúc, Thanh Xuân, TP. HN